ĐẠI LÝ TÚI VẢI KHÔNG DỆT TẠI HÀ NỘI

2 thg 8, 2013

Siêu khuyến mãi túi vải không dệt


Từ 1/8 đến 1/10/2013, In Kinh Bắc áp dụng chương trình siêu khuyến mãi in túi vải không dệt. Quý khách đặt hàng túi vải không dệt được nhận mức giá xuất xưởng không lợi nhuận từ Kinh Bắc.
Kinh Bắc là đơn vị sản xuất trực tiếp túi vải không dệt, và phân phối bán buôn bán lẻ vải không dệt, túi vải không dệt phôi dạng may và ép nhiệt, thiết kế & in ấn túi vải không dệt các loại.
Quý khách đặt in túi vải không dệt tại Kinh Bắc được hưởng giá sản xuất, miễn phí thiết kế, duyệt mẫu test trước khi in, đồng thời Kinh Bắc nhận in số lượng ít, từ 100 chiếc với túi may và 1000 chiếc với túi ép nhiệt.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về sản phẩm túi vải không dệt. Cùng Kinh Bắc góp sức bảo về môi trường! 

Kinh Bắc phân phối VẢI KHÔNG DỆT


Kinh Bắc tự hào là đơn vị tiên phong phân phối nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường: Túi vải không dệt cho các DN , tổ chức trên địa bàn Hà Nội.
Vải không dệt đã và đang trở thành nguyên liệu được ưa chuộng và ứng dụng thành công với nhiều mặt hàng sản phẩm phục vụ đời sống con người: Khăn khô, khăn ướt, khẩu trang, găng tay, tã, bao bì,...
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ với Kinh Bắc để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

31 thg 7, 2013

VẢI KHÔNG DỆT LÀ GÌ?

Vải không dệt - nguyên liếu sạch cho môi trường xanh
PHẦN 1 - VẢI KHÔNG DỆT
Vải không dệt là một loại vải làm từ vật liệu làm từ sợi hóa học liên kết với nhau bằng hóa chất, cơ khí, nhiệt hoặc xử lý dung môi. Thuật ngữ này được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất các loại vải mà không phải dệt. Trong những năm gần đây, các sản phẩm không dệt đã trở thành một thay thế bọt polyurethane.
Vải không dệt được tạo ra bởi các sợi nhựa hóa học liên kết với nhau được là bằng phẳng, tấm xốp được tạo ra trực tiếp từ các sợi riêng biệt hoặc từ nhựa nóng chảy.Vải không dệt không được thực hiện bằng cách dệt, đan và không yêu cầu chuyển đổi các sợi để dệt. Thông thường, một tỷ lệ nhất định các loại vải tái chế và các vật liệu dựa trên dầu được sử dụng trong các loại vải không dệt. Tỷ lệ tái chế các loại vải khác nhau dựa trên đặc tính của nguyên liệu cần thiết cho việc sử dụng cụ thể. Ngược lại, một số loại vải không dệt có thể được tái chế sau khi sử dụng, được xử lý thích hợp và. Vì lý do này, các sản phẩm vải không dệt được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm sạch cho môi trường sinh thái, đặc biệt là trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp có sản phẩm sử dụng một lần hoặc các sản phẩm tự hủy, như bệnh viện, trường học, nhà dưỡng lão….
Vải không dệt được thiết kế có vòng đời sống ngắn (thời gian tiêu hủy từ 2-3 năm), nhưng khi sử dụng thì vải rất bền. Vải không dệt vải cung cấp các chức năng cụ thể như thấm hút, chất lỏng chất đuổi muỗi, độ đàn hồi, căng ra, mềm mại, dai, bền. Các tính chất này thường được kết hợp để tạo ra loại vải thích hợp cho công việc cụ thể. Cùng với các vật liệu khác mà các nhà nghiên cứu chế tạo những sản phẩm với những tính chất đa dạng, và được sử dụng như là thành phần của may mặc, đồ nội thất gia đình, chăm sóc y tế, kỹ thuật, công nghiệp và hàng tiêu dùng.
Vật liệu không dệt được sử dụng trong nhiều ứng dụng, đặc biệt trong đó là ứng dụng cho nhóm sản phẩm: Túi đựng ( sử dụng cho nhiều ngành hàng - quần áo, mỹ phẩm, siêu thị, ngân hàng....

Các sản phẩm làm từ túi vải không dệt có độ bền cao, thoáng khí, nhiều màu sắc và gọn nhẹ 
PHẦN 2: TÚI VẢI KHÔNG DỆT
Sản phẩm túi vải không dệt được làm từ nguyên liệu PP ( polypropylene ) nguyên chất, không chứa các chất độc hại, có tính thẩm mỹ cao, có thể giặt rửa, sử dụng được nhiều lần.
Sử dụng túi vải không dệt thân thiện với môi trường, khả năng tái sử dụng cho phép người dùng tiết kiệm được chi phí, tính năng gọn nhẹ rất phù hợp cho các không gian sử dụng.
Túi vải không dệt được may, ép nhiệt tùy theo nhu cầu sử dụng.
Loại túi may thường có rất nhiều kiểu dáng, nhiều kích cỡ...thích hợp cho những vật dụng như: giầy, dép, phụ kiện, mũ, nón, mỹ phẩm, hộp,...
Loại túi ép nhiệt thường có dạng hình vuông hoặc chữ nhật...thích hợp cho những vật dụng như: tiền, quần áp,...
Điểm hay của loại túi vải không dệt là kiểu dáng và màu sắc rất đa dạng, đặc biệt là phần quai xách vô cùng tiện dụng, đẹp mắt. Doanh nghiệp có thể tự đặt túi theo nhu cầu riêng của mình vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo sự khác biệt rõ nét cho từng doanh nghiệp 
Tham khảo mẫu túi vải không dệt - sản phẩm được làm từ loại vải không dệt.  click here


3 thg 7, 2008

bách bệnh quản trị doanh nghiệp



Cách đây không lâu trên đài BBC, tỷ phú công nghệ thông tin Bill Gates có phát biểu rằng: “30 năm trước đây khi bắt đầu khởi nghiệp tôi nghĩ mình khỏe mạnh, đến bây giờ khi đã trở thành tỷ phú tôi dường như thấy mình không khỏe chút nào”. Điều gì đã xảy ra với Microsoft?” Microsoft đang có “bệnh ”, ông Thành Nghĩa - Trưởng ban tư vấn Hội Marketing Việt Nam (VMA) “tiên đoán” như vậy trong buổi hội thảo “Chẩn bệnh quản trị các Doanh nghiệp Việt Nam” do VMA tổ chức vừa qua.
Bất kể doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, dù thành công hay đang rất thành công cũng ẩn chứa bên trong những mầm bệnh của quản trị. Với kinh nghiệm tư vấn hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã từng đóng vai trò CEO cho một số công ty, 2 "bác sĩ" (ông Thành Nghĩa & ông Phụng Hào thành viên lãnh đạo Ban tư vấn VMA) muốn chuyển tải những băn khoăn, bức xúc đã đúc rút của mình để bày tỏ cùng các Doanh nghiệp tham dự:
1. "Chỉ cho tôi hướng đi" - Chiến lượcÔng Thành Nghĩa cho biết: Trong một lần gặp gở để tìm hướng tư vấn cho một Công ty sản xuất bao bì có trong tay một số vốn đáng kể vài trăm triệu đô la ông giám đốc cho chúng tôi một bài toán như đánh đố: các anh hãy chỉ cho tôi một hướng đi. Câu chuyện này đã làm anh em trong Ban tư vấn hết sức ngạc nhiên xen lẫn thất vọng. Một người tự hỏi không biết sẽ phải làm gì với doanh nghiệp và ông giám đốc này? ông sao quá mạo hiểm và thờ ơ khi có thể bỏ ra hàng trăm triệu đô la mà không biết mình là ai và mình sẽ làm gì? Chúng tôi kết luận: “Không có chiến lược".Câu chuyện doanh nghiệp thiếu chiến lược là câu chuyện dài, không thể kể hết. Trong quá trình tư vấn, ông Nghĩa đã thống kê được rằng có đến 85% Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết họ chỉ xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là gì, khi khách hàng yêu cầu, doanh nghiệp vô tư" cung cấp như những người rất giỏi chuyên môn. Một năm sau nhìn lại ôi thôi không biết doanh nghiệp mình đang ở đâu, sản phẩm thực thụ của mình là gì và con số kết quả kinh doanh sao vẫn còn buồn thế, mặc dù đã cố gắng hết sức trong công việc. Vậy bệnh" quan trọng đầu tiên doanh nghiệp không nên mắc phải, đó là phải xác định mình là ai? Và sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa hơn nữa
2. “ Tôi giao nhiệm vụ mà dưới không hoàn thành” - Sản xuấtQuy định sản xuất hay cung cấp dịch vụ sẽ chỉ ra rất rõ ràng rằng: mỗi nhân viên, phòng ban sẽ hoạt động, kiểm tra và báo cáo như thế nào cho có hiệu quả. Theo lý thuyết, nếu xây dựng được đúng quy trình đó, con người trong tổ chức làm việc sẽ rất nhịp nhàng, ăn ý. Bài học thành công của mô hình Quản lý chất lượng đồng bộ TQM (Toàn Quality Management) tại Nhật Bản hay hệ thống quản lý và đo lường chất lượng ISO đã chứng minh rất rõ hiệu quả vô hình của nó. Tuy nhiên, tại nước ta khi xu thế hô hào áp dụng ISO được đẩy lên cao trào thì thực chất mô hình này có làm đúng theo tinh thần của nó hay không Thực tế đã quá rõ: Các DNVN làm việc rất tùy hứng, không trật tự, và không tự chịu trách nhiệm cho phần việc của mình. Mạnh ai nấy làm, ganh đua tranh giành để rồi hiệu quả là thước đo của chung. Tôi cũng đóng góp một phần nhưng không rõ đó là phần nào.Ảnh hưởng dây chuyền theo hệ thống đó, những người làm quản trị cũng quên luôn quy trình kiểm tra, báo cáo. Hiệu quả công việc được hiểu là đã hoàn thành còn chất lượng đạt yêu cầu đến đâu doanh nghiệp không hề có một tiêu chí nào có thể đo lường được. Và cuối cùng không có cơ sở nào cho việc xây dựng những bài học kinh nghiệm đắt giá về sau. Ta cứ làm rồi ta sửa. Như vậy, doanh nghiệp đã mắc thêm một 'lệnh bệnh" hiểm nghèo trong kinh doanh - "Không có quy trình sản xuất”.Ông Lý Trường Chiến -với tư cách là đại diện VMA tham dự trong buổi hội thảo cũng đã góp ý một định nghĩa rất hay về "thông lượng của doanh nghiệp" ông ví thông lượng như một nút thắt cổ chai. Nước đang chảy đều gặp phái bộ phận nào có thông lượng bé nhất cổ chai), tự động năng suất lao động cuối cùng của doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được cho mình một quy trình làm việc, sản xuất và quản lý hợp lý, rõ ràng. Từ đó, doanh nghiệp chắc chấn sẽ dễ tìm ra bộ phận nào có "thông lượng" thấp để thông ống cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp”
3. “Con số tài chính của tôi nói lên điều gì” - Tài chínhLại là một hậu quả nữa từ "không có quy định": những con số kinh doanh, thống kê về tài chính ghi nhận thiếu, hoặc không chinh xác để tìm ra điểm khuyết", đánh giá chu trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, khi bắt đầu công tác tư vấn cho một đơn vị, các nhà tư vấn thường đi một vòng, tiếp xúc, ghi nhận thông tin từ tất cả thành viên trong tổ chức. Tiếp đến đánh giá quá trình và tiềm năng dựa trên các con số nhất định (tất nhiên là do doanh nghiệp cung cấp) để xác định hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do "quy trình sản xuất không hoàn hảo, thiếu minh bạch" trong các chứng từ sổ sách tài chính, nhà tư vấn không thể có đủ thông tin để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng đành phải kết luận, vấn đề nằm ở đâu đấy trong tổ chức, nhưng thực tế nhìn chung các bộ phận đều có "bệnh".Một điểm nữa của sự thiếu minh bạch về tài chính sẽ làm mọi người hồ nghi lẫn nhau trong cùng một tổ chức. Sếp giấu giếm con số với nhân viên là tự giảm đi quyền được biết, được hiểu và được thông cảm cùng doanh nghiệp của họ. Tất nhiên, những cái được coi là bí mật kinh doanh không phải bàn ở đây mà những bí mật tài chính cần được xem như là bí quyết, là "bùa" để giám đốc tìm ra phương cách quản lý, giải quyết Công ty vượt qua khó khăn, qua khủng hoảng chứ không phải chỉ là các con số mơ hồ. Nếu như được công khai, minh bạch về tài chính các nhân viên sẽ thônga cảm cùng với cấp trên về thời kỳ khó khăn, thắt lưng buộc bụng, từ đó nhân viên tự khắc sẽ cố gắng phấn đấu để vượt qua. Đó là một ví dụ rất giá trị cho thấy tầm quan trọng của sự minh bạch trong tài chính doanh nghiệp.
4. “Tôi luyện nhìn qua headhunter” - Nhân sựTrong các buổi hội thảo trước do VMA tổ chức cũng đã có rất nhiều câu hỏi và vấn đề được bàn cãi xung quanh vấn đề nhân sự: thực trạng thừa mà vẫn thiếu như hiện nay". Các Công ty luôn có mơ ước họ sẽ tìm được một vị cứu tinh với một lý lịch trích ngang bài bản để có thể vực dậy toàn bộ doanh nghiệp mình, đưa doanh nghiệp mình cất cánh, thông qua các dịch vụ săn đầu người (headhunter).Điều đó đúng, các nhà tư vấn kết luận, song sự đúng phải nằm trong phạm trù phù hợp: có nghĩa là nhân sự mới phải thực sự "hợp" với doanh nghiệp về nhiều mặt: cái tâm, cái đức và cái tài, ông Nghĩa cho rằng: các Công ty nghĩ rằng nên tìm một chuyên gia nước ngoài về điều hành Công ty Việt Nam là rất sai lầm, bởi họ không hề biết về bản chất Việt Nam, không thông thạo tiếng Việt và đó là những rào càn rất lớn trong kinh doanh, ông cho rằng sẽ lý tưởng hơn nếu có thể chọn những Việt kiều có tâm, có đức. Họ hội đủ kiến thức từ các nước phát triển mà không phải mất nhiều thời gian để thích nghi, để làm quen với văn hóa và tiếng Việt. Rất nhiều trường hợp tại các Công ty săn đầu người như PriceWaterHouse, Enrt & Young cho hợp thấy: "Nhân tài đang là một vấn nạn". Câu đầu tiên khi được hỏi, ứng viên sẽ hỏi rằng: “Tôi sẽ được trả bao nhiêu ? Những lợi ích khác của tôi là gì?” mà họ không nghĩ sẽ có một cách tiếp cận khác thông minh hơn: “ Tôi sẽ cố gắng hết sức để mang về doanh thu là 1 tỷ USD…”Cũng chính từ cách rập khuôn sáo rống, một bộ máy tổ chức không phù hợp cũng dược các doanh nghiệp du nhập vào Công ty mình mà không có sự lý giải. Rút cuộc lại một sự không phù hợp nữa sảy ra, Công ty cảm giác có sự trùng lắp, chỗ dư, chỗ thiếu mà không biết nguyên nhân do từ đâu. Và thế là quy trình sản xuất kinh doanh bị gãy đổ theo những cải tổ điên rồ.
5. "Tôi thích đi dựng thương hiệu” - MarketingMarketing cũng lại là một vấn nạn nữa trong bách bệnh quản trị doanh nghiệp. Nhà nhà làm marketing, người người làm marketing, doanh nghiệp cũng vậy. Họ thấy đối thủ mình làm, mình không làm là mình yếu thế. Do chiến lược và kiến thức định vị thị trườngyếu, sản phẩm tự dưng chuyển thể sang một hình ảnh lạ lùng không nhất quán. Và đặc biệt chưa doanh nghiệp nào thực hiện đo lường hiệu quả của hoạt động marketing sau khi thực hiện. Tiền vẫn tốn mà hiệu quả không biết được bao nhiêu. Tóm lại, bệnh doanh nghiệp là một hiệu ứng dây chuyền, bệnh chỗ này sẽ rất dễ lây lan sang các chỗ khác. Vì vậy ông Lê Phụng Hào rút thành một hình ảnh khái quát rất “đắt” dành cho doanh nghiệp: "Không sợ bệnh, chỉ sợ thấy bệnh mà không chữa, bệnh trở thành tật lúc đó vô phương cứu chữa"
Theo Tạp chí Marketing

CAM KẾT

CAM KẾT

DỊCH VỤ

Kinh Bắc chuyên cung cấp các dịch vụ:
- Phân phối vải không dệt
- Cắt xả vải không dệt theo khổ, kích thước yêu cầu
- Thiết kế & in ấn túi vải không dệt